Bi kịch lặng lẽ ảnh hưởng đến trẻ em ngày nay

Bài viết này đã được đọc bởi 20 triệu người. Tôi biết rằng nhiều người sẽ chọn không nghe những gì tôi trình bày trong bài viết, nhưng con bạn cần bạn nghe thông điệp này.

– Victoria Prooday

Bi kịch lặng lẽ ảnh hưởng đến trẻ em ngày nay

(và chúng ta phải làm gì với nó)

Có một bi kịch im lặng đang lớn dần, ngay bây giờ, trong chính ngôi nhà của chúng ta, và nó liên quan đến tài sản quý giá nhất của chúng ta – con của chúng ta. Thông qua công việc là một nhà trị liệu cơ năng, làm việc với hàng trăm trẻ em và gia đình, tôi chứng kiến ​​bi kịch này đang diễn ra ngay trước mắt tôi. Con cái chúng ta đang trong trạng thái cảm xúc bị hủy hoại! Hãy nói chuyện với các giáo viên và các chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực này trong 15 năm qua. Bạn sẽ được nghe những quan ngại tương tự như tôi từ họ. Hơn nữa, trong 15 năm qua, các nhà nghiên cứu đã công bố những số liệu thống kê đáng báo động về sự gia tăng mạnh và ổn định các bệnh lý về tâm thần ở trẻ em, hiện đã đạt đến tỷ lệ lan rộng sau:

– Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần

– Chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) tăng 43%

– Trầm cảm ở tuổi teen tăng 37%

– Tỷ lệ tự sát ở trẻ em 10-14 tuổi tăng 100%.

Chúng ta cần bao nhiêu bằng chứng nữa trước khi thức tỉnh?

Không, “Chỉ tăng chẩn đoán thôi” không phải là câu trả lời!

Không, “Chúng sinh ra đã như thế rồi” không phải là câu trả lời!

Không, “Tất cả đều là lỗi của hệ thống trường học” không phải là câu trả lời!

Đúng, đau đớn thay khi phải thừa nhận rằng, trong nhiều trường hợp, CHÚNG TA, những bậc làm cha mẹ, chính là câu trả lời cho nhiều vấn đề của con mình!

Khoa học đã chứng minh rằng bộ não có khả năng tự hồi phục thông qua môi trường. Thật không may, với môi trường và phong cách nuôi dạy con mà chúng ta đang dành cho con mình, chúng ta đang “viết lại” bộ não của trẻ sai hướng và góp phần vào những thách thức đối với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

Đúng, có và sẽ luôn có những đứa trẻ sinh ra với khiếm khuyết và bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ để tạo cho chúng một môi trường cân bằng và nuôi dạy tốt, con cái họ tiếp tục phải gắng sức. Đó không phải là những đứa trẻ tôi đang nói ở đây.

Tôi đang nói về nhiều trẻ em khác mà những thách thức với chúng hình thành chủ yếu từ các yếu tố môi trường mà cha mẹ, với ý định lớn nhất của họ, mang lại cho con cái của họ. Như tôi thấy từ trong công việc của mình, chính thời điểm những người cha người mẹ thay đổi quan điểm của họ về nuôi dạy con cái, những đứa trẻ này thay đổi.

Điều gì sai ở đây?

Trẻ em ngày nay đang bị tước đi những điều cơ bản của một tuổi thơ lành mạnh, chẳng hạn như:

– Có cha mẹ giàu cảm xúc, biết lắng nghe và hỗ trợ

– Hướng dẫn và các giới hạn được xác định rõ ràng

– Trách nhiệm

– Chế độ dinh dưỡng cân bằng và giấc ngủ đầy đủ

– Hoạt động ngoài trời và phong trào

– Trò chơi sáng tạo, tương tác xã hội, cơ hội cho thời gian không có cấu trúc và sự nhàm chán

Thay vào đó, trẻ em đang được cho những:

– Cha mẹ bị phân tâm bởi công nghệ

– Cha mẹ hay nuông chiều, để con muốn gì được nấy

– Ý thức về quyền lợi hơn là trách nhiệm

– Ngủ không đủ và dinh dưỡng không cân bằng

– Lối sống ít vận động

– Bảo mẫu công nghệ, được hài lòng ngay lập tức và thiếu vắng những khoảnh khắc nhàm chán.

Ai có thể tin rằng chúng ta có thể nuôi dưỡng một thế hệ khỏe mạnh trong một môi trường không lành mạnh như vậy? Tất nhiên là không! Không có lối tắt nào cho việc nuôi dạy convà chúng ta không thể lừa được bản chất người. Như chúng ta thấy, kết quả nuôi dạy bị hủy hoại. Con cái chúng ta phải trả giá cho sự mất mát, thiếu thốn một tuổi thơ lành mạnh bằng cảm xúc tinh thầnkhỏe mạnh.

Sửa như thế nào?

Nếu chúng ta muốn con chúng ta lớn lên, trở thành những người hạnh phúc và khỏe mạnh, chúng ta phải thứctỉnh và quay trở lại những điều cơ bản. Vẫn còn có thể! Tôi biết điều này bởi vì hàng trăm khách hàng của tôi thấy những thay đổi tích cực trong trạng thái cảm xúc của trẻ trong vòng vài tuần (và thậm chí là vài ngàytrong một số trường hợp) khi thực hiệncác khuyến nghị dưới đây:

Hãy đặt giới hạn và nhớ rằng bạn là PHỤ HUYNH của con bạn, chứ không phải bạn bè.

Cho trẻ lối sống cân bằng, đầy đủ những gì trẻ em CẦN. Không chỉ là những gì trẻ muốn. Đừng ngại nói “Không!” với con bạn nếu những gì trẻ muốn không phải là những gì trẻ cần.

– Chuẩn bị thực phẩm bổ dưỡng và hạn chế đồ ăn vặt

– Dành một giờ mỗi ngày trong không gian xanh: đạp xe, đi bộ, câu cá, quan sát chim/côn trùng

– Có bữa tối không công nghệ cùng gia đình hàng ngày.

– Mỗi ngày chơi một trò chơi trên bàn (board game)

– Hướng dẫn và để con làm việc nhà hàng ngày (gấp quần áo, dọn đồ chơi, treo quần áo, sắp xếp thực phẩm, chuẩn bị bàn ăn v.v)

– Thực hiện thói quen đi ngủ hợp lý để đảm bảo rằng con bạn được ngủ trong phòng không đồ công nghệ.

Dạy trẻ về trách nhiệm và độc lập. Đừng quá bảo bọc trẻ khỏi những thất bại nhỏ. Chúng dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để vượt qua những thử thách lớn hơn trong cuộc sống:

– Đừng xếp ba lô cho con, đừng mang ba lô giúp con, đừng mang hộp cơm trưa trẻ để quên đến trường cho con và, đừng bóc vỏ chuối cho đứa trẻ 5 tuổi. Hãy dạy trẻ kỹ năng hơn là làm thay trẻ.

Dạy trẻ biết hài lòng khi không được đáp ứng ngay lập tức và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm “sự nhàm chán” bởi nhàm chán là thời điểm sự sáng tạo được đánh thức.

– Đừng cảm thấy có trách nhiệm cho con được giải trí.

– Không sử dụng công nghệ như giải pháp cho sự nhàm chán.

– Tránh sử dụng công nghệ trong bữa ăn, trong xe hơi, nhà hàng, trung tâm mua sắm. Hãy tận dụng những khoảnh khắc này luyện cho bộ não của trẻ hoạt động trong sự “nhàm chán”.

– Giúp trẻ tạo ra một “bộ dụng cụ sơ cứu nhàm chán” với các ý tưởng hoạt động cho thời gian “Con chán”.

Có cảm xúc, biết lắng nghe để kết nối với trẻ và dạy trẻ tự điều chỉnh và các kỹ năng xã hội:

– Tắt điện thoại của bạn cho đến khi trẻ lên giường ngủ để tránh phân tâm do công nghệ.

– Trở thành huấn luyện viên về cảm xúc cho con. Dạy trẻ biết thừa nhận và đối mặt với sự thất vọng và tức giận.

– Dạy trẻ chào, nói theo thứ tự, chia sẻ, đồng cảm, phép tắc ăn uống, kỹ năng trò chuyện,

– Kết nối cảm xúc – Cười, ôm, hôn, thọc lét, đọc, khiêu vũ, nhảy hoặc bò với con.

Chúng ta phải tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của con chúng ta trước khi cả thế hệ trẻ em này cần được điều trị! Vẫn chưa quá muộn, nhưng chẳng bao lâu nó sẽ … — Victoria Prooday

error: Nội dung được bảo vệ !!